Nguồn Gốc Của Gà Tây
Gà Tây hay còn gọi là gà lôi, tên khoa học đầy đủ là meleagris Gallopavo, gà tây do người ấn độ và người Pháp du nhập vào Việt Nam và được nuôi phổ biến khoảng gần một trăm nay trở lại đây. Nguồn gốc của giống gà này là gà tây rừng chúng bắt nguồn từ vùng bắc mỹ và mexico. Vào khoảng thập niên XX gà tây rừng được thần hóa nhiều thành gà nhà và đẩy kỹ nghệ chăn nuôi giống gà này càng ngày càng phát triển mạnh như bây giờ.
Những thập niên đầu khi được du nhập vào nước ta, chúng được nuôi nhiều ở những đồn điền của người Pháp và những nông hộ của người Ấn Độ. Về sau chúng cũng được nhân rộng và được dân mình bắt trước nuôi, mục đích là làm cảnh và kinh doanh con giống.
Đa số người Việt Nam không thích ăn giống gà này vì một phần vì giá cả đắt hơn các giống gà khác phần vì chê thịt của chúng không hợp với khẩu vị. Nói cách khác người Việt Nam chê thịt gà tây mùi vị không thơm ngon bằng thịt gà ta và các giống gà khác. Thế nhưng kỳ thực không phải như vậy thịt gà tây rất ngon và bổ dưỡng có thể chế biến được nhiều món đặc biệt là quay cả con hoặc làm nẩu gà truyền thống. Minh chứng là những nước châu âu và châu mỹ lại rất thích ăn thịt gà tây, họ coi thịt gà tây là món ăn truyền thống và có tính ” quốc túy ” của họ.
Gà tây có hình dáng
gà tây có hình dáng và khích thước khá lớn khác xa với những loài gà phổ biến khác. Hình dáng Gà trống chúng có cái đầu trọc và tròn, da đầu sần sùi với những cục u nần nho nhỏ màu xanh hoặc mầu đỏ. Con trống có mào, bình thường thì chiếc mào đó co rút lại, nhưng khi múa hoặc tưc giận thì chiếc mày đó giãn ra lòng thòng và che hết cả mắt. Phần dưới cổ gà trống và gà mái đều có yếm da đàn hồi rất tốt, ở con trống thì chiếc yếm này phát triển hơn con mái. Yếm lúc bình thường có màu đỏ nhưng khi hưng phấn hoặc tức giận thì chiếc yếm này lại có nhiều màu khác nhau như màu xanh lam, tím hồng, tím xanh nhìn rất đẹp.
Gà tây trống có chòm lông cứng trước ngực và đặc biệt chóm lông đó có thể dựng lên khi gà múa, lúc này hai cánh gà dang rộng và rủ xuống, trong khi đó đuôi xòe ra như một chiếc quạt giống như một chú công đang múa. Chân gà có vẩy sụn, đùi to nở nang, chân mang cặp cựa dài và các ngón chân cũng dài. Về bộ lông thì chúng có mầu đen, màu trắng, màu tím nhưng đặc biệt là màu nâu đồng là màu phổ biến nhất.
Về phần con giống gà tây hiện có ở nước ta thì được chia làm hai loại hai giống gà tây rõ rệt, thứ nhất là gà tây bản địa, đây là giống gà nhỏ thường có màu xám, xám trắng và được chăn nhiều ở miền nam và tỉnh miền tây nam bộ chúng có khá nâu đời ở nước ta, cân nặng của con mái chỉ khoảng 3 -3,5kg còn con trống thì khoảng 4,5-5,5kg. Thứ hai là gà tây Huba đây là giống gà được du nhập vào Việt Nam khoảng một trăm năm trở lại đây, như đã kể ở phần trên. Giống gà này thường có mầu nâu đồng, màu trắng, màu đen, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu nâu đồng. Gà trống có thể đạt từ 8-13kg còn con mái thì đạt 4-7kg.
Gà tây là vật nuôi mới rất kinh tế với bà con chăn nuôi. So với các loại gà khác gà tây có giá trị kinh tế hơn hẳn và trong những năm trở lại đây thịt gà tây được săn đón rất nhiều, phục vụ cho các hàng quán và nhu cầu rất lớn của những người theo công giáo và một đại bộ phận những người nước ngoài đang sinh sống vào làm việc ở nước ta.
tìm hiểu thêm quá: facebook : youtube:
video: